Về Sài Gòn chiều thứ sáu mà không bị kẹt xe, chuyện lạ!
Thị Minh Văn Công Trâm
Giống như năm ngoái, lúc các đồng nghiệp và hàng xóm Đức bắt đầu chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh là lúc chúng tôi cũng bắt tay chuẩn bị chuyến đi làm công tác từ thiện tại Việt Nam. May mắn cho chúng tôi là vị Sư muội của Sư Bà Diệu Tâm, Trụ Trì Chùa Bảo Quang Hamburg ‐ Ni Sư Diệu Nguyên ‐ là một người rất tháo vát, khéo tổ chức lại thích làm việc từ thiện. Ni Sư đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tổ chức các chuyến đi tại chỗ, liên lạc với gần 30 bác sĩ vàtá viên điều dưỡng tại địa phương. Ni Sư cũng đã liên lạc với các Chùa và Chư Tăng Ni cũng như Phật Tử tại các vùng mà phái đoàn sẽ đến.Có những công việc « không tên » nhưng không phải dễ dàng như chọn địa điểm, chuẩn bị người phụ việc, lo ăn uống cho phái đoàn,xin phép chính quyền v. v… Những việc này chúng tôi rất khó thực hiện được từ hãi ngoại. Dù vậy, cũng còn cả khối việc phải lo cho chuyến đi - ngoài việc vận động tài chánh và thuốc men. Theo đề nghị của Ni Sư, chúng tôi quyết định đến những địa điểm sau đây, xin lược thuật để quý vị có thể có một chút khái niệm về chuyến đi của chúng tôi. |
0 |
Thứ bảy 18. 02. 2012: Chùa ven núi Quế Phước, Quận Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam.
Từ 6 giờ sáng đoàn khởi hành từ chùa Hương Sơn, Ngũ Hành Sơn (Non Nước), Đà Nẵng do sự hướng dẫn của Ni Sư Trụ Trì Thích Nữ Diệu Nguyên và Bác Sĩ Văn Công Trâm (CHLB Đức) và một số Phật Tử từ Đức, Canada, USA và Sài Gòn. Xe Bus len lõi trên các đường phố còn ngái ngủ để đi đón các thành viên đoàn y tế gồm 9 Bác Sĩ và 14 Tá Viên Điều Dưỡng từ 3 Bệnh Viện khác nhau là Bệnh Viên Đa Khoa, Bệnh Viện Phụ Nữ Đà Nẵng và Bệnh Viện Sản Phụ Nhi Khoa Ngũ Hành Sơn Non Nước (thường được gọi là Bệnh Viện 600 giường, mới được thành lập và hoạt động 1 năm nay). Có một bác sĩ vừa hết ca trực đêm cũng tất tưởi cùng chúng tôi lên đường. Phật Tử chùa Hương Sơn có chương trình phát Cháo Tình Thương 6 ngày trong tuần tại đâytừ nhiều năm nay. Mỗi đêm từ 3 giờ sáng các Phật Tử đã phải sửa soạn để nấu 1000 tô cháo chay, đến 5 giờ sáng thì di chuyển đến bệnh viện để phân phát miễn phí cho mọi bệnh nhân. Những tô cháo Hương Sơn ngon đặc biệt, có tàu hủ, phù chúc và nhất là còn mang nặng những tấm lòng của Ni Sư, quý Sư cô và các Phật tử miệt mài, âm thầm vừa làm việc vừa niệm Phật trong nhiều năm qua. Rồi đúng 5 giờ sáng những thùng cháo được chở bằng xe 2 bánh đến tận các bệnh viện phân phát cho bệnh nhân và người nuôi bệnh. Xin mở ngoặc giải thích thêm ở đây là các bệnh viện ở Việt Nam không có chế độ săn sóc bệnh nhân như ở các nướcTây phương, bệnh nhân chỉ được chữa trị, phần ăn uống phải tự lo lấy. Điều này không dễ dàng với những người nghèo, nhất là những con bệnh từ các vùng quê xa xôi hẽo lánh! Đoànchúng tôi cũng được thưởng thức những tô cháo tình thương thơm ngon này vào mỗi buổi ăn sáng tại chùa. Do bản tính „lo xa“ đã thấm vào trong máu sau nhiều năm ở Đức, chúng tôi bồn chồn lo lắng khi thấy xe bus hết chỗ ngồi mà phải đón người ở một điểm hẹn nữa. Nhưng có một cách giải quyết rất thực tế khác của người Việt Nam mình: Ni Sư Diệu Nguyên đã cho đem theo sẵn 10 chiếc ghế đẩu bằng nhựa xếp dài theo đường đi trên xe bus cho những người lên xe sau… , rồi đâu cũng vào đó! Trên xe Ni Sư chu đáo phân phát phần ăn sáng cầm tay cho mọi người trong đoàn. Chúng tôi vừa ăn sáng vừa thảo luận về chương trình làm việc, cách khám bệnh, phát thuốc và cho toa. Trước tiên bệnh nhân được ghi tên, khai bệnh và đo áp xuất huyết. Đây là giai đoạn lập hồ sơ bệnh lý và toa cho thuốc. Hồ sơ được lập làm 2 bản. Sau khi khám bệnh và cho toa thuốc để lãnh thuốc miễn phí cho 4 tuần lễ tới, bệnh nhân sẽ giữ 1 bản toa và bệnh lý để sau thời gian này có thể sử dụng nó để mua thuốc tiếp, nếu bệnh chưa khỏi. Một bản sẽ giữ lại để lần sau có thể theo dõi và làm hồ sơ lưu. Hồ sơ này bảo đảm chẳng những cho bệnh nhân mà còn cho những bác sĩ, y tá… và giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Hơn nữa, hồ sơ này cũng có thể sử dụng cho những đoàn khám bệnh từ thiện khác sau này nữa. Kinh nghiệm lần trước cho biết, đa số những bệnh nhân của chúng tôi chưa hề có ý niệm gì về căn bệnh của họ, và có rất nhiều người cả đời chưa bao giờ được bác sĩ hay thậm chí là y tá khám bệnh cả. Cách chữa trị thông thường là cạo gió, dát hơi, xông lá bằng nước nóng v. v…8 giờ sáng xe bus vượt đèo Le, trời mưa lớn, đường có rất nhiều ổ gà và đầy nước mưa. Nướ ctrên núi chảy từng dòng xuống đường. Hy vọng bánh xe bus còn tốt! Trong xe mọi người nín thở, im lặng và … niệm Phật. Làng Quế Phước nằm bên hữu ngạn sông Thu Bồn, đã gần đến địa danh Hòn Kẽm Đá Dừng,cảnh trí tuyệt đẹp. Nơi đây dãy Trường Sơn chạy xuống ôm sát vào đồng ruộng, và bên kia là dòng sông Thu Bồn. Dân xứ Quảng chẳng ai không nhớ câu ca dao trong phong trào Văn Thân đầu thế kỷ 20:…Ngó lên Hòn Kẽm Đá DừngThương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi…Địa danh Hòn Kẽm Đá Dừng cũng gắn bó với tên tuổi của nhà ái quốc Nguyễn Duy Hiệu, Hội Chủ phong trào Cần Vương, người quả cảm trước đao chém của thực dân Pháp năm Bính Tuất1 887 đã ngang nhiên không chịu bịt mắt và nhận tất cả trách nhiệm về mình chứ không để những người khác bị hại.
Quay lại câu chuyện của chúng tôi. Chiếc xe buýt già ì ạch cố gắng lết từng cây số đường núi,nhưng rồi đúng 9 giờ sáng chúng tôi cũng đến được Chùa Quế Phước. Chùa nằm giữa đồng ruộng Nông Sơn lầy lội dưới cơn mưa mùa xuân. May mắn là con đường vào chùa đã được tráng xi măng nên tài xế cố gắng tìm cách chạy đến gần sân chùa, đở gánh nặng cho những Phật tử phải di chuyển số thùng thuốc và dụng cụ y khoa. Chùa Quế Phước đang còn xây dựng, chỉ có chánh điện được hoàn tất. Bếp chùa chỉ là 1 mái tranh dựa vào bức tường sau của chánh điện. Sư Cô Thích Nữ Tuệ Ý trẻ và rất xông xáo, mới vừa về trụ trì ở đây hơn nửa năm nên chùa còn rất thô sơ. Cả chùa chỉ có 1 giường nằm còn tất cả Phật Tử làm công quả đều phải ngủ trên nền nhà. Từ 8 giờ sáng trong sân chùa đã có gần 200 người tụ tập chờ đợi. Thấy vậy đoàn Y Tế chúng tôi không chần chừ khởi sự bắt tay làm việc và khám bệnh ngay! Đoàn Y Tế làm việc từ 9 giờ sáng đến 13 giờ trưa và từ 14 giờ đến 17 giờ chiều đã khám bệnh,phát thuốc, hướng dẫn vệ sinh cho 482 bệnh nhân. Song song với việc khám bệnh phát thuốc, phái đoàn đã phát 200 phần quà Xuân cho những gia đình nghèo trong làng. Mỗi phần quà trị giá 250. 000 $ Việt Nam (khoảng 10 Euro) gồm10 kí gạo, 1 thùng mì gói, 1 chai xì dầu. và tiền mặt 100. 000 $ Việt Nam. Tưởng cần nói thêm ở đây là, trong quá trình chuẩn bị quà Xuân tại Chùa Hương Sơn, một số Phật Tử từ California Hoa Kỳ đến viếng Chùa đã nhìn thấy và đã phát tâm đóng góp thêm vào 50 phần quà. Như thế ngoại trừ 150 phần quà đã có, đoàn từ thiện hôm nay có được 200 phần quà cho đồng bào nghèo tại Quế Phước. Xin chân thành cám ơn quý bạn đạo ở Cali. 17 giờ xe bus khởi hành trở về chùa Hương Sơn, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Cũng lại đèo Le, lại ì ạch đường làng nhưng chúng tôi chả còn quan tâm gì nữa, vì ai nấy cũng đã thấm mệt và ngủ gà ngủ gật theo nhịp lắc lư của xe trên những ổ gà. Buổi tối một số tá viên kiểm soát kho thuốc tây và mua thêm những thuốc thiếu để chuẩn bị cho chuyến đi tới, Ban Trai Soạn lo sửa soạn cho việc ẩm thực ngày hôm sau. Dù ai cũng mỏ imệt sau một ngày làm việc căng thẳng nhưng ai nấy đều rất hoan hỷ.
Chủ Nhật, 19. 02. 2012: Chùa cửa biển Phước Ấm, Bình Triều, Thăng Bình, Quảng Nam.
Chùa Phước Ấm Bình Triều là 1 địa diểm mà trong năm ngoái đã có chương trình từ thiện y tế tương tự nên số lớn người trong Đoàn đã có kinh nghiệm về địa phương này. Tuy vậy ai nấy cũng háo hức muốn gặp lại 1 số bệnh nhân để xem sự phát triển sức khỏe trong năm qua. Làng Bình Triều nằm về hướng biển Đông, từ ngã ba Hà Lam, quốc lộ số 1, đi tiếp độ 6 cây sốvề hướng biển. Mới tảng sáng ở Đà Nẵng, vừa khởi hành là gặp ngay trục trặc. Trong khi xe buýt chạy đi đónngười ở các bệnh viện thì xe bị bể bánh! Thời gian kéo dài ngoài dự tính này để tài xế thay bánh xe chắc chắn sẽ làm xáo trộn cho chương trình làm việc hôm nay. Nhưng lạ thay không thấy ai ai bực mình hay than vãn gì cả! Ngược lại ai nấy cũng hú hồn và nói với nhau, đúng là có Hộ Pháp che chở. Nếu ngày hôm trước lúc vượt đèo Le, trời mưa, đường trơn trợt mà xe bể bánh thì … hoặc chúng tôi phải tự băng bó và cứu cho nhau, hoặc phải nhờ Sư Bà cầu siêu cho cả đoàn! Chiếc xe bus 40 chỗ ngồi (nhưng chở 50 người) này được thuê suốt 2 ngày, giá độ100 US$ mỗi ngày. Làng Bình Triều có hơn 20% gia đình thuộc dạng rất nghèo. Chùa Bảo Quang cũng đã c óchương trình cấp học bổng cho học sinh và sinh viên nghèo học giỏi trong những năm qua. Trong số các em nhận học bổng, trong năm rồi đã có 1 sinh viên học xong Đại Học Y Khoa Huế và nay trở thành Bác Sĩ. Từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều Đoàn Y Tế gồm 7 Bác Sĩ và 17 Tá Viên điều dưỡng đã khám bệnh, phát thuốc, hướng dẫn về vệ sinh phòng bệnh và điều trị liên tục cho 394 bệnh nhân. Đoàn cũng cấp phát 150 phần quà Xuân, trị giá mỗi phần 250. 000 $ Việt Nam (khoảng 10 Euro) gồm thực phẩm và ít tiền mặt giống như ngày hôm trước, được phân phát cho 150 Hộ nghèo nhất trong làng. Số Quà Xuân tại đây được tài trợ do sự đóng góp của Phật Tử chùa Bảo Quang, Hamburg. Một buổi lễ phóng sinh sẽ được tổ chức tại đây trong thời gian tới do sự tài trợ của Sư Bà Bảo Quang.
Thứ sáu, 24. 02. 2012: Cô Nhi Viện chùa Từ Ân, Huyện Tân Thành, Bà Rịa và Cơ Sở nuôi trẻ bệnh tâm thần, khuyết tật Bà Rịa.
Hợp tác với các Phật Tử Việt Nam từ Canada, ngày 24. 02. 2012 bác sĩ Văn Công Trâm (CHLBĐức) cùng với 2 Tá Viên Bệnh Viện An Bình, Sài Gòn đã đến khám bệnh và thực hiện chươngtrình vệ sinh ngoài da chữa bệnh ghẻ lỡ và phát quà cho các em cô nhi chùa Từ Ân, TânThành Bà Rịa. Cô nhi viện này hiện có 80 trẻ, do 6 người mẹ nuôi săn sóc.
0 |
Do cơ sở còn chật hẹp lại thiếu phương tiện vệ sinh nên các cháu bị ghẻ lỡ và lây xoay vòng cho nhau, lây luôn cả cho những bà mẹ nuôi. Ni Sư Thích Nữ Minh Hải, trụ trì chùa Từ Ân không những chỉ lo cho sinh hoạt Ni chúng của chùa mà còn gánh vác thêm cơ sở nuôi trẻ 80 trẻ mồ côi này trong điều kiện khá chật vật. Xincảm phục những tấm lòng Bồ Tát. Ni Sư cũng cho biết là trong 2 tháng qua, đã có 3 trẻ em mới sơ sinh bị đem bỏ trong 1 thùng carton mì gói ngay trước cổng chùa. Có 2 trẻ sinh đôi, nay mới hơn 1 tháng tuổi, bị bỏ ở chùa khi vừa mới sinh ra, 2 nhau vẫn còn dính vào. Bằng nụ cười hoan hỹ Di Lặc Ni Sư còn pha trò rằng: „May mắn là mình phát hiện kịp, nếu khôngchắc 2 cháu bị kiến vàng cắn và tha đi mất! “ … |
Vô tình trong giờ uống trà giải lao, chúng tôi được biết Ni Sư trụ trì Minh Hải là huynh đệ với Ni Sư Minh Hiếu tại Đức. Câu chuyện qua lại bỗng dưng trở nên thân thiết sôi nổi hơn…Chùa Từ Ân đang xây dựng thêm cơ sở để có chỗ nuôi các cô nhi, mà số lượng càng ngày càng nhiều. Hy vọng khi chùa có thêm phòng ốc thì vấn đề vệ sinh, tránh bệnh ghẻ lở như hiệnnay trong cô nhi viện sẽ được giải quyết tốt hơn . Sau đó phái đoàn cũng thăm và phát quà cho 2 cơ sở cô nhi khác ở trong vùng, mỗi nơi nuôi khoảng 30 trẻ. Một cơ sở nuôi các trẻ bị bệnh tâm thần, khuyết tật thuộc dạng DownSyndrom. Cuối cùng là đoàn chúng tôi đến thăm viếng 1 trường trung học cấp 2 tại Bà Rịa và các PhậtTử Canada đã cấp học bổng cho 5 học sinh nghèo học giỏi, mỗi phần trị giá 200 US$/ năm. Về lại Sài Gòn lúc 17 giờ không bị kẹt xe dẫu là chiều thứ sáu. Ai cũng bảo là như có phép màu, hay có lẽ nhờ đi từ thiện?