15.png08.png06.png04.png17.png05.png09.png02.png10.png16.png01.png18.png07.png12.png03.png11.png19.png14.png13.png

Thư Hiên

Chữ "thư hiên" này tôi mượn tạm của cụ Nguyễn Du trong Kiều:"...Sánh vai về chốn thư hiên".
Ấy là góc nhỏ trong nhà, nơi tôi thường ngồi gõ cọc cạch vào máy tính những bài viết này đây.

 >> quay lại Home <<

 

>> Kinh Hoa Nghiêm có câu "Một phen sân hận nổi lên thì muôn ngàn chướng nghiệp nảy ra".

Câu châm ngôn này tôi vẫn treo trong phòng làm việc và gắng học mỗi ngày. Còn có câu cuối nữa: Bởi vậy giữ được chữ NHẪN trong mọi trường hợp là việc khó làm, nhưng không phải là không làm được. Đúng vậy, nhưng không dễ!

xem tiếp: Nhẫn (PDF)

 

 

 >> Về lại chốn xưa thăm Thầy (PDF)

Tháng 3/2023 vừa rồi, về đến Việt Nam đã gần 3 tuần nhưng do đi với đoàn mang tro cốt Sư Bà Diệu Tâm về nhập tháp ở Huế nên bận rộn các buổi lễ tôi chưa có thể đến thăm Thầy. Xong việc gọi điện thoại xin phép đến thăm thì Thầy đùa ngay: "Về mấy tuần rồi mà trốn biệt hỉ?". Biết là Thầy đã có thần thông nhìn thấy ruột gan tôi nên vội thưa ngay: "Dạ, con mới từ Bồ Đề Đạo Tràng về lại Sài Gòn hôm qua, con xin phép ngày mốt đến thăm Thầy?"

 

>> Nỗi Lo Nguyễn Du (PDF)

Nghĩ về Nguyễn Du nhân „Ngày Sách và Bản quyền Thế giới“ - 23 tháng 4.

 

 >> Vàng Thu với Thu Vàng (PDF)

Hôm nay tôi ngồi đây, tuy mùa xuân đang đến vậy mà những chiếc lá thu rơi vẫn… chưa chấm đất. Tai tôi vẫn còn nghe văng vẳng tiếng lá bay, tiếng chiều rơi, tiếng ta rơi... qua giọng hát trong trẻo của Thu Vàng.

 

 >> Sao Phải Danh Gì (PDF)

Ông cụ nhà nho Nguyễn Công Trứ nhân một ngày đẹp trời nọ hứng chí tuyên bố: Đã mang tiếng đứng trong Trời Đất; Phải có danh gì với núi sông? Từ đó mà sinh chuyện. Chuyện gì?.

 

 >> Chúc TẾT TÂN SỬU 2021 (PDF)

Năm mới, tháng Giêng, Mùng một Tết, Còn nguyên vẹn cả một mùa Xuân… (Nguyễn Bính: Nhạc Xuân).

 

>>Tỳ Hải Đìu Hiu - Kính nhớ Lão Đười Ươi Trung Niên Thi Sĩ (PDF)

Hôm tháng 10, vừa nghĩ đến ngày giỗ của thi sĩ Bùi Giáng thì chẳng bao lâu sau đó nhà văn nữ Hoàng Quân chuyển cho bài viết của họa/văn sĩ Đỗ Duy Ngọc. Qua đó Đỗ Duy Ngọc nhắc đến những ngày ở Vạn Hạnh, thời chúng tôi là sinh viên và về ông Trung Niên Thi Sĩ quý mến mà tôi được ở chung gần gũi suốt 3 năm tại Nội Xá Vạn Hạnh. Nhờ ông Google lục tìm mới thấy bài của anh Đỗ Duy Ngọc viết ở đây. Bài viết đã hai năm rồi mà tôi chẳng biết (xin lỗi bạn Ngọc) vì tôi chỉ đọc trang Web có tên khác của anh. Cám ơn Hoàng Quân và Đỗ Duy Ngọc nhiều lắm.

 

>> Đôi Bao Tay (PDF)

... Tuyết vẫn đổ. Anh liếc nhìn chị co ro trong chiếc áo dài truyền thống bỗng nổi máu văn nghệ cất lên câu hò (theo ca dao): Hò ơ, Trời mưa ướt bụi ướt bờ, Ướt cây ướt lá, ai ngờ ướt em!.

 

>> Bắt chước ai, đi… Tìm Tết (PDF)

Tìm Tết là chữ của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Trên trang nhà của anh, anh viết về các sinh hoạt Tết của anh ở Việt Nam đọc mà … thấy thèm và nhớ quê quá.

 

>> Vu vơ vụn vặt chuyện chú BỜM (PDF)

Đúng, câu đồng dao ấy nói về phú ông? Ông nhà giàu, một khi đã muốn có cái gì thì bám vào ấy và đeo đuổi tới cùng để đạt được cho đầy túi tham. Phú ông chỉ muốn đạt được cái mà phú ông chưa có, thế thôi. Bờm là chú tiểu, Bờm đã bước qua khỏi lằn mức ấy. Bờm không tham. Bờm cười vì phú ông vẫn cứ tham...

 

 

>> Phật Đản lại về - nhớ chuyện xưa, nói chuyện nay (PDF)

...Lòng ôm ấp những băn khoăn cùng tư duy ấy, tôi hân hoan đón mừng ngày Phật Đản, ngày ra đời của một con người trí tuệ, bậc Thầy của muôn loài chúng sinh. Đức Quốc, Phật Đản lần thứ 2643, Phật lịch 2563 (Tây lịch 2019).

 

 

>> Bồ Đề Đạo Tràng – Mấy điều mắt thấy tai nghe (PDF)

... Đó cũng là thông điệp mà đức Phật Thích Ca lịch sử từng thuyết giảng ngay trên vùng đất Ấn Độ. Vấn đề của chúng ta là nhiều khi ta đã hiểu các lời kinh quá „cao siêu“ mà quên những chi tiết thực tế, quên rằng mình đang đứng trên quả địa cầu, như chính đức Phật sống Đạt Lai Lạt Ma đã hiểu.

 

>> Những Phương Trời Viễn Mộng - Khung Trời Tuệ Sỹ (PDF)

Bài viết được trích trong tác phẩm Cổ Thụ Lắng Bóng Soi - Dấu Ấn Những Bậc Thầy, xuất bản vào quý IV năm 2016. Xin đăng lại nguyên văn bản gốc ở đây vì bài in trong sách đã bị cắt bỏ một số nơi.

 

>> Đâu không là Phật. Đâu chẳng là Trời?

Cục đất sình hôm qua bây giờ đã thành một tượng Phật, và người ta lạy. Nghĩ xem họ lạy ai? Không ai lạy cục đất cả, người ta chỉ lạy tượng. Mà tượng mới chiều qua cũng chỉ là cục đất... !

 

>> Khỉ Vẫn Hoàn Cốt Khỉ

Còn nếu ai đó vẫn cứ muốn là khỉ thì hãy xem những lời cảnh báo này chỉ là „rung cây nhát khỉ“. Rốt cuộc, khỉ vẫn hoàn cốt khỉ. Rõ khỉ!

 

>> Ai kẻ ta thù, ai kẻ thù ta ?

Kẻ thù ta đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai?

 

>> Phóng viên Murali Krishnan của Deutsche Welle phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nếu ta xem người khác như những người anh, người chị, người em của mình và cùng tôn trọng nhau thì lúc ấy sẽ không có chỗ cho bạo lực ló dạng.

 

>> Dấu Vết Chim Di - Tản mạn Trịnh Công Sơn

... Và làm thế cũng chỉ để cho bạn, cho tôi và cho thế hệ những người yêu nhau sau này còn có thể nghe nhạc Trịnh Công Sơn bằng chính tiếng lòng thánh thót của mình. Cho những con người có trái tim biết yêu người, yêu đời. Đó là một nghĩa cử đẹp! Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

 

>> Danh Xưng

... Sáng thứ hai vào lại văn phòng, bình hoa đã khô queo, cả mấy cô đều gục đầu chung tựa sát vào nhau. Hoa hồng hoa cúc bây giờ đều giống như nhau - chỉ còn là những cành khô. Cuối tuần vừa rồi trời nắng quá. Tôi cầm mấy cành cây khô trên tay, lưỡng lự một phút rồi cũng phải ném cả vào thùng rác để lát nữa mấy người dọn dẹp kịp mang đi, lòng nao nao tràn đầy xao xuyến. Tôi đứng tần ngần bên bàn nước rất lâu, suy nghĩ miên man về quá trình sinh diệt của cuộc đời. Mấy cành hoa tuần trước còn xinh đẹp nay đã biến thành rác.

 

>> Thiền Môn Pháp Kệ - Di bút Đức đệ nhất Tăng Thống thượng Tịnh hạ Khiết

Buổi sáng sớm mùa đông năm ấy, chú tiểu vẫn quét dọn sân chùa như mọi hôm từ lúc tờ mờ sáng, khi những giọt sương mai vẫn còn đọng trên cành. Chú thanh thản đưa chổi đều tay gom gọn những chiếc lá rơi, miệng lẩm bẩm bài kệ: „Cần tảo già lam địa; Thời thời phước huệ sanh; Tuy vô tân khách chí; Diệc hữu Thánh nhân hành - Siêng quét đất già lam; Phước huệ thường thường sinh; Tuy không có khách lại; Cũng có thánh nhân qua“. Vừa đọc đến đấy, chợt đưa mắt nhìn ngang chú thấy một người đàn ông dáng người nhỏ thó, nằm bẹp trước bậc cấp phía bên ngoài cổng tam quan...

 

>> Trái bom chổng ngược

Chiến tranh đang xảy ra liên miên tại khắp nơi trên trái đất. Chiến tranh đang bùng nổ dữ dội ở Jemen, ở Ukraine, ở Irak, ở Israel… Đó là chiến tranh có súng đạn vũ khí hẳn hòi. Chiến tranh cũng đang xảy ra ở mọi nơi, ở đường phố, ở công sở, ở trường học v.v… Đó là một loại chiến tranh mà ta không thấy vũ khí cầm tay, chỉ có bom đạn chôn kín trong lòng, cũng là một loại chiến tranh vô cùng nguy hiểm...

 

>>  Dõi lòng theo một tiếng chuông ngân: Đi tìm Hồng Chung Thiền Viện Đại học Vạn Hạnh

Bây giờ nếu ta nói, những sinh hoạt học đường của Viện Đại Học Vạn Hạnh là chất keo gắn những sinh viên, nhân viên Vạn Hạnh lại với nhau, thì Thiền Viện là cái hồn cho sự sống còn của Vạn Hạnh, là cái lõi của một nền „văn hóa Vạn Hạnh“ đã một thời vang bóng, làm rạng rỡ cho nền văn hóa Việt Nam....

 

>> Một Nén Tâm Hương

... Ta thử tưởng tượng, nếu tự chúng ta không biết hạn chế để bảo vệ môi trường, ngày nào đó chính quyền bắt chúng ta phải đặt các hệ thống lọc bụi vi tế (partikelfilter) tại các lư hương trong Chánh điện Chùa – giống như trong các cơ xưởng – thì còn gì là nét đẹp truyền thống của mình. Việc đáng để ta suy ngẫm lắm thay!

 

>> Chuyện Giày Chuyện Dép

Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không?

 

>> Là Lá Là Hoa - Thông điệp Malala

Ngày 10.10.2014 Ủy Ban Nobel Na Uy công bố trao giải Nobel Hòa Bình 2014 cho Malala Yousafzai và ông Kailash Satyarthi (60 tuổi) người Ấn Độ. Giải thưởng trị giá  8 triệu tiền Krone Thụy Điển, tương đương 1,1 triệu đô la Mỹ sẽ chia đều cho hai ứng viên. Malala hiện vẫn còn 17 tuổi và đang sống ở Anh Quốc và đi học tại trường trung học Erdgbaston ở Birmingham.

 

>> Cái Bụng của Ông Cú Gờn

Hạnh phúc là… (Glück ist…) Thì ông trả lời: Hạnh phúc là điều duy nhất mà khi bạn chia xẻ thì bạn sẽ nhận được gấp đôi. Tôi phục Ông lắm lắm. Chỉ mỗi câu nói ấy thôi tôi lại phục ông sát đất. Đem chuyện này kể lại cho anh bạn Paul của tôi nghe, anh ấy phán ngay: Thì tôi đã nói với ông rồi, Ra đường thì hỏi bà già, về nhà phải hỏi ông Cú Gờn! (chắc tại vì Paul chỉ có Computer ở nhà thôi).

 

>> Câu Chuyện của Dòng Sông. Dòng Sông của Câu Chuyện

Đã là mặt đất thì không chối từ vật sạch hay dơ. Dẫu cho nó dơ hay sạch thì nó vẫn là hai mặt tương đối của cuộc đời. Đã là tương đối thì không có tính cách nhất định. Đã không nhất định thì đều bị luật vô thường chi phối. Vì vô thường nên chẳng có thật. Vậy tất cả đều là không. Đã là không thì nương vào đó để chấp trước làm gì khiến lụy đến chân tâm.

 

 >> Đèn nhà ai ngọn lu ngọn tỏ

Có nhiều khi đau quá, tôi đã phải tự hát thầm câu hát ca dao xứ mình, câu hát ca dao bình dân mà tôi đã học được từ ngày còn bé xíu, lúc chưa hề biết yêu đương là cái chi chi. Để làm gì bạn biết không? Để tôi tự xoa nhẹ vết đau trên da thịt tôi đó thôi. Tôi hát rằng: ...

 

>> Hai đĩa rau muống

Như trong đêm dài tăm tối, một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh giữa đại dương không biết đâu là phương hướng - hoảng hốt, lo sợ. Ngay lúc ấy trên vòm trời cao xuất hiện một vì sao Bắc Đẩu. Bắc Đẩu đâu cần ồn ào tuyên bố mà chỉ im lặng tỏa sáng, có thể có chút mỉm cười. Tức khắc bao nhiêu thuyền bè trên cả đại dương mênh mông định ngay được hướng đi.

 

>> Người đời ai biết

Có hai mẹ con nhà kia, người đã ba mươi mấy kẻ gần bảy mươi cùng đi vào rừng tìm nấm, đài truyền hình Đức loan tin như thế. Mùa này, cuối hè đầu thu là mùa sưu tập các loại nấm trong rừng. Người mẹ rất rành rõi về các loại nấm nên sau khi tìm được loài nấm quý bèn hái và ăn sống ngay mấy cái. Người con gái cẩn thận hơn, về nhà dùng iPhone chụp hình nấm...

 

>> Đường khai lối, đường đi vạn nẻo

„Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công“. Để tôi kể hầu các bạn nghe một câu chuyện chở hình ảnh đẹp tuyệt vời ấy trong lịch sử ...

 

 >> quay lại Home <<

 

Joomla templates by a4joomla