17.png09.png16.png03.png04.png18.png05.png14.png08.png11.png19.png01.png06.png02.png07.png10.png13.png15.png12.png

Chốn Hoa Viên - Vườn Trước Sân Sau

Khoảnh đất ghi dấu chân những người thân, những bạn hữu gần xa

 

 

>> Văn Công Tuấn: "Chớ Quên Mình Là Nước" (PDF). Tác giả: Huỳnh Kim Quang (Chủ bút Việt Báo)

Trên thế gian này có những thứ tối ư quan trọng đối với sự sống mà nếu không có nó thì cũng chẳng ai sống được, nhưng chúng ta dường như ít khi hay chẳng khi nào quan tâm đúng mức đến, như không khí để thở và nước để uống...

 

>> Thông điệp nhân Ngày Trái Đất năm 2021 / 22.04.2021 (PDF). Tác giả: Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Sự phụ thuộc lẫn nhau là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Sự thiếu hiểu biết về vấn đề phụ thuộc lẫn nhau đã gây ra sự tổn hại không chỉ cho môi trường tự nhiên của chúng ta, mà còn cho cả xã hội loài người của chúng ta nữa...

 

>> Đầu Năm Đoc Lại Tây Du - nguyên văn và bịa văn (PDF). Tác giả: Cao Huy Thuần

Tôn Hành Giả đó rung động tận tâm cang, hốt nhiên thấy long lanh trên khoé mắt một hạt sương. Một hạt lệ, một hạt lệ! Một giọt nước mắt! Một giọt nước mắt! Tôn Hành Giả kia cố nặn cho ra một giọt nước mắt tương tự, nhưng đứng trước Quan Âm, chân thật bất hư, nặn làm sao ra lòng thương, lòng tin, lòng xúc cảm! Nó biết tông tích bại lộ, nhảy lên mây toan trốn, nhưng Phật tổ Như Lai đã ném bình bát lên không, úp nó lại, nhốt kín vào trong.

 

>> Chuyện Chú Chim Họa Mi Còi Cọc (PDF). Tác giả: Đỗ Duy Ngọc

Linh bắt gặp nó rất tình cờ khi một buổi sáng rảnh rỗi ghé chơi gian hàng của người bạn bán chim cảnh. Nó như một miếng thịt bèo nhèo, tai tái. Hai khoé mỏ còn vàng ươm, hai mắt chưa mở, chỉ là hai đốm đen. Cái cổ ngẳng, quẹo một bên, thỉnh thoảng lại cố vươn lên, ngáp ngáp như người khó thở.

 

>> Đọc Sách Chớ Quên Mình Là Nước (PDF). Tác giả: Trần Văn Chánh

Anh Trần Văn Chánh là một nhà báo kỳ cựu, là nhà nghiên cứu ngôn ngữ nổi tiếng và tác giả các bộ tự diển Hán Việt giá trị đã bỏ thì giờ quý báu đọc sách Chớ Quên Mình Là Nước rồi còn viết bài Đọc Sách để giới thiệu đến các độc giả gần xa. Xin vô cùng biết ơn anh Trần Văn Chánh.

 

>> Đừng nhổ! Rồi tôi sẽ trổ bông.(PDF). Tác giả: Trần Trung Đạo

... Nhìn cây dại có bông, tôi chợt nhớ lại bài phỏng vấn một nữ ca sĩ tôi yêu mến trước 1975. Xin đừng hỏi tôi tên chị là gì. Khi được hỏi chuyện chồng con chị trả lời “Có chồng nhưng ảnh bỏ đi lấy vợ khác.” “Tại sao chị có thể cho biết không?”, “Tại tôi không có con.” Có thể khi chia tay chị đã nói thầm trong nước mắt “Đừng bỏ đi, rồi em sẽ có con.”

 

 >> Gừng càng già ... (PDF). Tác giả: Hoàng Quân

Cuốn sách “Die Bessere Hälfte” (Phân Nửa Tốt Hơn) của bác sĩ von Hirschhausen và giáo sư y khoa Esch như món thuốc bổ tinh thần cho giới trung và cao niên. Nếu tính chung chung, đời người trăm tuổi, thì sau 50 tuổi, theo như định nghĩa của hai tác giả, xét về mặt tâm lý học, đấy là nửa đời tốt đẹp hơn (..).  Đa số người ta cảm thấy hài lòng ở tuổi 70 hơn là tuổi 17. Trong cuộc sống hằng ngày, lối hành xử, nếp suy nghĩ sẽ quyết định chất và lượng nửa đời sau của chúng ta. (...). 

“Ta” thường nói, gừng càng già, càng cay. Riêng tôi, tôi tâm niệm, gừng càng già, càng... vui. Bởi, nếu không vui, gừng vẫn cứ tiếp tục già.  

 

>> Gò Nổi (PDF). Tác giả: Phan Thế Tập

Hòa Thượng Như Điển chuyển cho bài viết của tác giả Phan Thế Tập viết về Gò Nổi và sông Thu Bồn rất giá trị. Có thể bài viết đã được dăng tải đâu đó nhưng không thấy ghi xuất xứ. Thầy Phan Thế Tập trước kia là thầy giáo và là hiệu trưởng trường tiểu học Xuyên Mỹ, nơi chúng tôi cùng học thời xưa. Xin chép ra ở đây để chư thiện hữu bốn phương cùng thưởng ngoạn (Học trò trường làng XM năm xưa xin kính chào Thầy!).

 

>> Phật tử và Kinh điển (PDF). Tác giả: Nguyễn Minh Tiến

Không khó để nhận ra trong số hàng ngàn bài giảng pháp được lưu hành rộng rãi hiện nay trên mạng Internet, có rất ít nội dung chuyên sâu vào kinh điển. Việc đề cập đến những vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của người Phật tử như chế ngự sân hận, thực hành bố thí hay ứng xử hòa nhã v.v... đều là những nội dung thiết yếu. Thế nhưng, sự vắng bóng của những nội dung chuyên sâu vào kinh điển nói lên một thực tế là, khuynh hướng học Phật gián tiếp đang lấn át hoàn toàn khuynh hướng học Phật trực tiếp (...)

 

>> Nghe ‘Xuân Hành’ Của Phạm Duy, Suy Nghĩ Về Người Là Ai (PDF). Tác giả: Phan Tấn Hải

Nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài. Rất hiếm hoi để có một tài năng như thế. Tôi đã nghe nhạc Phạm Duy từ thời mới lớn, qua nhiều thể loại nhạc, phần lớn thời xa xưa là nghe qua các làn sóng phát thanh tại Sài Gòn, và rồi nghe qua băng Cassette – đó là những năm chưa có máy truyền hình màu, và dĩ nhiên là rất xa với kỷ nguyên Internet bây giờ. Chỉ gần đây, nghe được ca khúc “Xuân Hành” qua CD Phạm Duy Hát Vào Đời trong đó gồm 10 ca khúc do ca sĩ Bích Liên chọn và hát. Tôi không biết rằng việc mưu sinh bằng nghề bác sĩ của chị Bích Liên có ảnh hưởng gì tới việc chọn lựa nhóm ca khúc này từ cả ngàn ca khúc của Phạm Duy hay không,(...)

 

>> BƯỚC ĐI VÀO LÒNG MUÔN DÂN - Nhân đọc MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA (PDF). Tác giả: Nguyễn Hiền-Đức

Với dòng nước mát dịu, trong sạch, thanh khiết, với rất nhiều Tâm huyết, Trí tuệ, Từ tâm, Thầy Như Điển đã rửa sạch mối oan tình nghiệt ngã mà Huyền Trân Công chúa đã phải âm thầm gánh chịu hơn 700 năm qua. Theo chúng tôi, Thầy Như Điển là người đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này đã làm được việc này một cách nhân văn nhất, đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất, sâu sắc nhất và đáng kính phục nhất. Theo chúng tôi, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa.

 

>> Phiên gác đêm xuân dài 50 năm lẻ. Tác giả: Nguyễn T. Long

Tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từ trần ngày 26/2/2018 tại Sài Gòn, hưởng thọ 86 tuổi. Và cũng để nhớ về ca sĩ Hà Thanh, giọng hát ngọt ngào của xứ Huế. Tôi đăng lại bài viết của một người bạn, anh Ng. Long. Email Jan 2016 (xuân Tân Mão) cho tôi, anh Long viết: (...) Thành phố Brisbane, nơi tôi ở, chỉ có 30 ngàn người Việt (so với Sydney hay Melbourne, mỗi nơi cũng đến 120 ngàn) nên chỉ có một tờ báo tiếng Việt duy nhất, chuyên đăng quảng cáo, nghiã là... cho không ! Để thêm phần hào hứng cho “quý đồng hương ăn Tết”, tờ báo tổ chức kỳ thi viết bài cho số Xuân. Chẳng may cho các văn hữu khác viết bài dự thi, bài của tôi trúng giải nhất, được tặng 1 ngàn đô ! Năm đó Brisbane bị lụt lớn, tôi đóng ½ cho quỹ cứu lụt thành phố, ½ gửi qua Làng Mai cho công tác từ thiện. Xong ! Bài viết đó nói về nhạc của nhạc sĩ Nguyễn văn Đông, tôi nghe ở miền Nam hồi trên dưới 10 tuổi, nó đi vào tiềm thức của mình hồi nào không hay. Sau này lớn lên, đọc, hiểu biết về cận sử cũng như hiện sử nước nhà, dần dần tôi mới thấm được tâm cảnh của các thế hệ cha chú, đàn anh đi trước, sống trong các thời đại đầy biến cố và chiến tranh khói lửa... (xin xem tiếp ở cuối bài viết)

 

>> Nhẫn (PDF). Tác giả: Cao Huy Thuần

Ai cũng chúc hạnh phúc trong ngày đám cưới. Bác không biết hạnh phúc là vì bác cũng không định nghĩa được. Nhưng bác biết chắc chắn, biết tường tận, biết rành rọt cái gì chận đứng hạnh phúc, cái gì mở đường cho hạnh phúc.

 

>> Câu Chuyện Dòng Sông (dưới góc nhìn của Ni trưởng Trí Hải - PDF). Tác giả: Thích Nữ Trí Hải

Dòng sông tượng trưng cho dòng thời gian, dòng đời. Tất cả những triết gia cổ điển và hiện đại đều ví thời gian như dòng nước chảy. Khổng Tử, Héraclite, Henri Bergson đều ví thời gian và tâm thức như dòng nước (stream of consciousness). Cuộc đời con người giống như một dòng sông tuôn chảy không bao giờ đứng lại, đây là tính vô thường của cuộc đời. Vì vô thường cho nên mỗi giai đoạn trong cuộc đời chỉ là giả tạm, không thật: đó là tính vô ngã, cũng như dòng sông không thực có.

 

>> Tản mạn về nguồn gốc của Vũ trụ và Con người (PDF). Tác giả: Thích Chơn Thiện

... Chính tư duy giả định ấy đã sản sinh ra ý niệm về nguồn gốc, về nguyên nhân đầu tiên của thế giới, đã đun đẩy con người đi khảo cứu nguồn gốc như đi tìm dòng họ của một tượng đá. Càng đi càng mộng.

 

>> Thơ Trần Trung Đạo - Tạm Biệt Sông Hằng (PDF)

Quê hương tôi là Việt Nam linh thiêng nhưng cũng là Varanasi huyền bí
Quê hương là tôi là Thu Bồn trong xanh nhưng cũng là sông Hằng mát dịu
Và một ngày tôi sẽ trở lại thăm ....

 

>> Giọt Lệ Thiên Thu. Tác giả: Huỳnh Ngọc Nga

“Sống ở đời cần phải có một tấm lòng và phải cư xử với người bằng sự tử tế.” Lời dặn dò đó của ông đã là một thành ngữ phổ biến khắp mọi nơi trong chúng ta, không ai có thể tìm được sự chỉ trích, phê phán xấu nào trong câu nói nầy cả... Xin mời  thân hữu cùng đọc lại bài viết của tác giả Huỳnh Ngọc Nga, hiện đang sống tại Torino, Italia. Bài viết tuy đã mười mấy năm, nghĩa là đã cũ, nhưng "tấm lòng" ấy thì luôn mới và vẫn còn mới mãi. Một bài viết chân thật, tình cảm. Quá hay, nên đọc.

 

>> Hãy bay với hai cánh vào Hiện đại. Tác giả: Cao Huy Thuần

Tại sao Phật giáo hợp với khoa học? Tại vì Phật giáo không nói điều gì mà không có kiểm chứng. Phật giáo nói : sự vật là vô thường. Hãy nhìn chung quanh với mắt của mình, kinh nghiệm của mình : có cái gì là thường còn đâu? Cái thường còn duy nhất là khoảnh khắc này đây. Vậy thì tìm thiên đường ở đâu nếu không phải nơi chính cái khoảnh khắc này ? Hạnh phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc : đó là bài học hiện đại quý giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phương. Và hãy nhìn thêm nữa ...

 

>> Những Cánh Hoa Rơi  - Tác giả: Thích Như Điển

Ngài A Nan một hôm đã bạch lên với Đức Thế Tôn rằng: “Kính bạch Ngài, con đang nhặt được một cành hoa, khi con ngửi, mùi thơm của nó tỏa khắp, cảm thấy rất dịu dàng, thơm tho. Ngay cả cành và lá của nó cũng thơm nữa. Không những thế! bạch Ngài, cả rễ của nó con ngửi cũng cảm thấy thơm. Không biết có loài hoa nào ngược gió mà có thể bay khắp muôn phương chăng?

 

>> Thiền sư Chân Nguyên với tín ngưỡng Di Đà tại Việt Nam. Tác giả: Phước An

[...] Đúng là như vậy rồi, vì trong tất cả mọi sinh vật đang sống trên mặt đất này, chỉ có con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, nên ngày càng nâng cao ý thức của mình lên. Nếu không nâng cao được ý thức của mình lên thì làm sao con người có thể có được một thế giới văn minh tiến bộ vượt bậc như hiện nay? Và phải chăng vì những sinh vật khác không hề biết rằng mình sẽ chết nên cả đời chỉ biết dành ăn rồi đến lúc lăn đùng ra mà chết đó sao?.

 

>> Duy Tuệ Thị Nghiệp. Tác giả: Tuệ Sỹ

[...] Khó khăn của chúng ta chính là đây. Ngày nay hay ngày xưa, người ta vẫn đòi hỏi rằng chân lý phải được khảo nghiệm bằng hiệu năng thực tế. Do đó, một nền giáo dục hoàn hảo phải chứng tỏ những hiệu năng nó có thể mang lại để thỏa mãn nhu cầu của người học. ...

 

>> Chén Trà Tào Khê - Tác giả: Thích Nguyên Tạng

Trong nhà Thiền ai cũng từng nghe qua câu“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ". Hay những cụm từ có tính cách kinh điển hóa như "ăn cơm Hương Tích", "uống trà Tào Khê", "ngồi thuyền Bát Nhã", "ngắm trăng Lăng Già".... Ở đây, trà Tào Khê là loại trà như thế nào?

 

>> Khung Trời Cũ. Tác giả: Tuệ Sỹ (thơ)

[...] Cười với nắng một ngày sao chóng thế. Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng! ...

 

>> Thế Gian Hằng Như Mộng - Tác giả: Thích Như Điển

Giả dụ rằng có người nào đó hỏi tôi rằng: Tại sao Thầy đi xuất gia? Thay vì tôi sẽ trả lời theo sự tò mò của họ, thì tôi sẽ hỏi lại họ rằng: Tại sao anh không xuất gia? Khi anh trả lời rõ được câu hỏi ấy, tức anh sẽ hiểu tại sao tôi xuất gia.

 

>> Bùi Giáng và những chuyện chưa kể. Tác giả: Chơn Nguyên

Gửi anh bài thơ dịch. Chưa gặp lại anh, để nghe ý kiến, thế mà anh không còn nữa! Nhưng biết đâu, việc dang dở này là cái cớ để anh thêm lần nữa: “Ngã hữu thốn tâm vô dự ngữ”. Phải không anh Bùi Giáng?!

 

>> Ngồi lại bên cầu. Tác giả: Thi sĩ Hoài Khanh (thơ)

[...] Tôi lẩn trốn vì thấy mình không thể. Mây của trời rồi gió sẽ mang đi ...
 

>> Lục tổ Huệ Năng và hình ảnh thi ca - Tác giả: Thích Phước An

Dường như thế giới càng văn minh tiến bộ bao nhiêu, thì tâm thức của con người hoang mang và lạc lỏng bấy nhiêu, sự hoang mang đó có lẽ cũng giống như sự hoang mang của thần Tú  khi ngũ Tổ bảo phải làm một kệ khác để trình cái sở chứng của mình: ...

 

>> Về Sài Gòn chiều thứ sáu mà không bị kẹt xe, chuyện lạ! - Bác sĩ Văn Công Trâm (phóng sự)

Ghi chép về một trong những chuyến đi từ thiện tại Việt Nam.

Giống như năm ngoái, lúc các đồng nghiệp và hàng xóm Đức bắt đầu chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh là lúc chúng tôi cũng bắt tay chuẩn bị chuyến đi làm công tác từ thiện tại Việt Nam ...

 

 

 >> quay lại Home <<

Joomla templates by a4joomla